Ý kiến thăm dò

Truy cập

Hôm nay:
1
Hôm qua:
0
Tuần này:
1
Tháng này:
0
Tất cả:
98565

chuyển đổi số cấp xã : Còn nhiều việc phải làm?

Ngày 14/03/2024 10:04:02

 Trên cơ sở kế hoạch của UBND tỉnh, của huyện các địa phương đã ban hành kế hoạch chuyển đổi số trên địa bàn, trong đó phân công nhiệm vụ cụ thể đến từng cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn. Nhờ đó, việc triển khai chuyển đổi số cấp xã đã được triển khai đồng bộ, nhất là triển khai thành lập tổ công nghệ số cộng đồng thôn, bản. Đây là lực lượng triển khai, hướng dẫn người dân tiếp cận chuyển đổi số, cài đặt và triển khai ứng dụng công nghệ thông tin, phục vụ chuyển đổi số.

Các xã đã phối hợp với cơ quan chuyên môn, doanh nghiệp khảo sát hiện trạng hạ tầng viễn thông, internet, xóa các vùng lõm sóng viễn thông; đầu tư trang - thiết bị công nghệ thông tin cơ bản, đáp ứng hoạt động của UBND xã, phường, thị trấn.

z5248479162321_72431a99d0e526b6aa79b3efc72e959f.jpg

Các xã, phường, thị trấn đã tăng cường các hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin, công nghệ số trong hoạt động của chính quyền; triển khai hỗ trợ người dân, doanh nghiệp sử dụng dịch vụ công trực tuyến. Hỗ trợ người dân, doanh nghiệp đưa các sản phẩm, hàng hóa lên các sàn thương mại điện tử; đào tạo, tập huấn để người dân tham gia bán hàng trên các sàn thương mại điện tử, các mạng xã hội; tạo lập tài khoản thanh toán không dùng tiền mặt…

Tuy nhiên, qua trao đổi thực tế, việc triển khai chuyển đổi số toàn diện ở cấp xã còn nhiều khó khăn và nhiều việc phải làm. Khó khăn lớn nhất là thiếu giải pháp, mô hình tổng thể về chuyển đổi số cho cấp xã, dẫn đến chỉ thực hiện được các bước cơ bản.

Ngoài ra, những khó khăn trong chuyển đổi số toàn diện ở cấp xã còn xuất phát từ nhận thức của cán bộ, công chức, người dân và doanh nghiệp trên địa bàn chưa đầy đủ về chuyển đổi số và các nội dung liên quan đến chuyển đổi số, gồm xây dựng hạ tầng số, giao tiếp với người dân, thương mại điện tử, quảng bá thương hiệu địa phương và các dịch vụ thông minh. Sự vào cuộc và quyết tâm chính trị về chuyển đổi số của lãnh đạo cấp xã còn chưa quyết liệt; nguồn lực hỗ trợ chuyển đổi số cấp xã còn thấp. Các xã chưa có nhân lực biên chế, được đào tạo về công nghệ thông tin nên gặp khó khăn khi triển khai ứng dụng công nghệ thông tin, công nghệ số. 

Là 1 trong 5 xã, được chọn thí điểm chuyển đổi số toàn diện, dù được huyện hỗ trợ chuyên môn nhiều song vẫn gặp không ít khó khăn. Các nội dung về chuyển đổi số đã được triển khai, nhưng mới ở những bước khởi đầu và hiệu quả đạt được chưa như kỳ vọng. Bởi, chuyển đổi số là lĩnh vực hoàn toàn mới, với nhiều nội dung và đòi hỏi phải hiểu biết sâu, có trình độ ứng dụng công nghệ thông tin. Tuy nhiên, cả xã không có cán bộ công nghệ thông tin, nên khi máy móc, thiết bị trục trặc, không kết nối được mạng internet, xã phải thuê nhân viên kỹ thuật ngoài đến sửa chữa. Bên cạnh đó, hạ tầng công nghệ thông tin chưa đáp ứng được hoạt động của chính quyền xã, ngay như việc kết nối họp trực tuyến với huyện thường xuyên bị gián đoạn. Khả năng ứng dụng công nghệ thông tin, sử dụng các phần mềm liên quan đến thanh toán không dùng tiền mặt của người dân ở nhiều thôn,  trong xã còn hạn chế.Hạ tầng phục vụ cho bộ phận " 1 cửa" chưa đồng bộ nên chưa khai thác được hết.

 

chuyển đổi số cấp xã : Còn nhiều việc phải làm?

Đăng lúc: 14/03/2024 10:04:02 (GMT+7)

 Trên cơ sở kế hoạch của UBND tỉnh, của huyện các địa phương đã ban hành kế hoạch chuyển đổi số trên địa bàn, trong đó phân công nhiệm vụ cụ thể đến từng cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn. Nhờ đó, việc triển khai chuyển đổi số cấp xã đã được triển khai đồng bộ, nhất là triển khai thành lập tổ công nghệ số cộng đồng thôn, bản. Đây là lực lượng triển khai, hướng dẫn người dân tiếp cận chuyển đổi số, cài đặt và triển khai ứng dụng công nghệ thông tin, phục vụ chuyển đổi số.

Các xã đã phối hợp với cơ quan chuyên môn, doanh nghiệp khảo sát hiện trạng hạ tầng viễn thông, internet, xóa các vùng lõm sóng viễn thông; đầu tư trang - thiết bị công nghệ thông tin cơ bản, đáp ứng hoạt động của UBND xã, phường, thị trấn.

z5248479162321_72431a99d0e526b6aa79b3efc72e959f.jpg

Các xã, phường, thị trấn đã tăng cường các hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin, công nghệ số trong hoạt động của chính quyền; triển khai hỗ trợ người dân, doanh nghiệp sử dụng dịch vụ công trực tuyến. Hỗ trợ người dân, doanh nghiệp đưa các sản phẩm, hàng hóa lên các sàn thương mại điện tử; đào tạo, tập huấn để người dân tham gia bán hàng trên các sàn thương mại điện tử, các mạng xã hội; tạo lập tài khoản thanh toán không dùng tiền mặt…

Tuy nhiên, qua trao đổi thực tế, việc triển khai chuyển đổi số toàn diện ở cấp xã còn nhiều khó khăn và nhiều việc phải làm. Khó khăn lớn nhất là thiếu giải pháp, mô hình tổng thể về chuyển đổi số cho cấp xã, dẫn đến chỉ thực hiện được các bước cơ bản.

Ngoài ra, những khó khăn trong chuyển đổi số toàn diện ở cấp xã còn xuất phát từ nhận thức của cán bộ, công chức, người dân và doanh nghiệp trên địa bàn chưa đầy đủ về chuyển đổi số và các nội dung liên quan đến chuyển đổi số, gồm xây dựng hạ tầng số, giao tiếp với người dân, thương mại điện tử, quảng bá thương hiệu địa phương và các dịch vụ thông minh. Sự vào cuộc và quyết tâm chính trị về chuyển đổi số của lãnh đạo cấp xã còn chưa quyết liệt; nguồn lực hỗ trợ chuyển đổi số cấp xã còn thấp. Các xã chưa có nhân lực biên chế, được đào tạo về công nghệ thông tin nên gặp khó khăn khi triển khai ứng dụng công nghệ thông tin, công nghệ số. 

Là 1 trong 5 xã, được chọn thí điểm chuyển đổi số toàn diện, dù được huyện hỗ trợ chuyên môn nhiều song vẫn gặp không ít khó khăn. Các nội dung về chuyển đổi số đã được triển khai, nhưng mới ở những bước khởi đầu và hiệu quả đạt được chưa như kỳ vọng. Bởi, chuyển đổi số là lĩnh vực hoàn toàn mới, với nhiều nội dung và đòi hỏi phải hiểu biết sâu, có trình độ ứng dụng công nghệ thông tin. Tuy nhiên, cả xã không có cán bộ công nghệ thông tin, nên khi máy móc, thiết bị trục trặc, không kết nối được mạng internet, xã phải thuê nhân viên kỹ thuật ngoài đến sửa chữa. Bên cạnh đó, hạ tầng công nghệ thông tin chưa đáp ứng được hoạt động của chính quyền xã, ngay như việc kết nối họp trực tuyến với huyện thường xuyên bị gián đoạn. Khả năng ứng dụng công nghệ thông tin, sử dụng các phần mềm liên quan đến thanh toán không dùng tiền mặt của người dân ở nhiều thôn,  trong xã còn hạn chế.Hạ tầng phục vụ cho bộ phận " 1 cửa" chưa đồng bộ nên chưa khai thác được hết.

 

công khai TTHC