Ý kiến thăm dò

Truy cập

Hôm nay:
1
Hôm qua:
0
Tuần này:
1
Tháng này:
0
Tất cả:
98565

Chính Phủ tổ chức hội nghị trực tuyến tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy phát triển nhà ở xã hội

Ngày 19/03/2024 10:03:10

 Sáng 16/3/2024, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã chủ trì hội nghị tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy phát triển nhà ở xã hội. Hội nghị được kết nối trực tuyến tới 63 điểm cầu tỉnh, thành trong cả nước.

 

Dự hội nghị tại điểm cầu tỉnh Thanh Hóa có các đồng chí: Đỗ Minh Tuấn - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; Mai Xuân Liêm - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh cùng đại diện lãnh đạo các sở, ngành, đơn vị chức năng.

Toàn cảnh hội nghị tại điểm cầu trung tâm (Nguồn ảnh: baochinhphu.vn)

Sau hơn 1 năm, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Đầu tư xây dựng ít nhất 1 triệu căn hộ nhà ở xã hội cho đối tượng thu nhập thấp, công nhân khu công nghiệp giai đoạn 2021 – 2030”, Ngân hàng Nhà nước đã đề xuất, triển khai gói tín dụng ưu đãi 120.000 tỷ đồng cho vay hỗ trợ phát triển nhà ở xã hội.

Với sự quan tâm, chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và sự vào cuộc của các Bộ, ngành, địa phương, việc phát triển nhà ở xã hội trong thời gian vừa qua đã đạt được kết quả quan trọng. Nhiều địa phương đã tích cực trong việc thu hút đầu tư, thúc đẩy khởi công xây dựng nhà ở xã hội.

Theo báo cáo của Bộ Xây dựng; Chính phủ đã ban hành nhiều cơ chế chính sách phát triển nhà ở xã hội. Kết quả, từ năm 2021 đến nay, cả nước đã quy hoạch 1.316 khu đất với quy mô 8.611 ha làm nhà ở xã hội, như vậy so với báo cáo năm 2020 (3.359ha) thì diện tích đất phát triển nhà ở xã hội đã tăng thêm 5.252 ha.

Toàn cảnh hội nghị tại điểm cầu Thanh Hóa.

Từ năm 2021 đến hết năm 2023, cả nước có 499 dự án nhà ở xã hội đã được triển khai với quy mô 411.250 căn, trong đó số lượng dự án hoàn thành là 72 với quy mô 38.128 căn; số lượng dự án đã khởi công xây dựng là 129 với quy mô 114.934 căn; số lượng dự án đã được chấp thuận chủ trương đầu tư là 298 với quy mô 258.188 căn.

Thời gian qua, nhiều địa phương đã tích cực thu hút đầu tư, thúc đẩy khởi công xây dựng nhà ở xã hội, nhưng một số địa phương trọng điểm mặc dù có nhu cầu về nhà ở xã hội rất lớn, nhưng việc đầu tư nhà ở xã hội còn hạn chế so với mục tiêu của đề án đến năm 2025. Việc phát triển nhà ở xã hội vẫn còn gặp một số khó khăn vướng mắc về quy định pháp lý; nhiều địa phương chưa quan tâm phát triển nhà ở xã hội, nhà ở cho công nhân, người lao động khu công nghiệp; chưa xác định rõ quỹ đất cho phát triển nhà ở xã hội trong quy hoạch đô thị, khu công nghiệp; ngoài quỹ đất 20% nhà ở xã hội trong các dự án nhà ở thương mại, hầu hết các địa phương chưa quan tâm đến việc quy hoạch bố trí quỹ đất làm dự án nhà ở xã hội độc lập.

Các đại biểu tham dự hội nghị tại điểm cầu Thanh Hóa.

Tại hội nghị, đại diện các bộ, ngành, địa phương, doanh nghiệp đã tập trung thảo luận về các vướng mắc liên quan đến cơ chế, chính sách, thủ tục đầu tư, thủ tục về đất đai, công tác quy hoạch, giải phóng mặt bằng... ảnh hưởng đến tiến độ triển khai các dự án đầu tư xây dựng nhà ở xã hội thời gian qua. Đồng thời, đề xuất, kiến nghị các giải pháp thúc đẩy phát triển nhà ở xã hội theo Đề án “Đầu tư xây dựng ít nhất 1 triệu căn hộ nhà ở xã hội cho đối tượng thu nhập thấp, công nhân khu công nghiệp giai đoạn 2021-2030”.

Kết luận hội nghị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhấn mạnh: nhà ở xã hội là nhà ở bình thường như loại nhà ở khác, phải bảo đảm chất lượng, an toàn, vệ sinh môi trường, bảo đảm hạ tầng về y tế, giáo dục, xã hội và các dịch vụ khác, bảo đảm điện nước, nhưng điểm khác là có cơ chế, chính sách phù hợp cho người mua và người bán… Mỗi dự án khi triển thực hiện phải đảm bảo chất lượng, an toàn, đầy đủ các dịch vụ đáp ứng yêu cầu người dân.

Các đại biểu tham dự hội nghị tại điểm cầu Thanh Hóa.

Để các dự án nhà ở xã hội được được triển khai hiệu quả hơn trong thời gian tới, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các Bộ, ngành cần nghiên cứu tham mưu các chính sách phù hợp hơn, quy trình tiếp nhận hồ sơ cần được tinh gọn, rút ngắn, tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư. Các Bộ, ngành cần nghiên cứu ban hành chính sách ưu đãi về lãi suất cho người dân có nhu cầu về nhà ở xã hội.

Đối với các địa phương, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu ban hành nghị quyết về việc thực hiện nhà ở xã hội; thực hiện nghiêm các cơ chế, chính sách, quy định của pháp luật, vận dụng sáng tạo, linh hoạt, kịp thời trong điều kiện địa phương, dám chịu trách nhiệm, dám nghĩ, dám làm không đùn đẩy, né tránh.

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính phát biểu kết luận hội nghị. (Nguồn ảnh: baochinhphu.vn)

Đồng thời, khẩn trương lập, sửa đổi, bổ sung chương trình, kế hoạch phát triển nhà ở của địa phương, trong đó làm rõ các mục tiêu về nhà ở xã hội dành cho người thu nhập thấp, công nhân khu công nghiệp; rà soát, bổ sung quy hoạch đô thị, quy hoạch khu công nghiệp, bảo đảm dành đủ quỹ đất cho phát triển nhà ở xã hội.

Đối với các dự án đã khởi công, xây dựng, đề nghị các địa phương thường xuyên đôn đốc hoàn thành dự án đúng tiến độ, kế hoạch đề ra. Đối với các dự án đã chấp thuận chủ trương đầu tư, phải khẩn trương triển khai các thủ tục lựa chọn nhà đầu tư, giao đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; lập, thẩm định thiết kế cơ sở, thiết kế mỹ thuật, cấp phép xây dựng... để khởi công, xây dựng.

Chính Phủ tổ chức hội nghị trực tuyến tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy phát triển nhà ở xã hội

Đăng lúc: 19/03/2024 10:03:10 (GMT+7)

 Sáng 16/3/2024, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã chủ trì hội nghị tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy phát triển nhà ở xã hội. Hội nghị được kết nối trực tuyến tới 63 điểm cầu tỉnh, thành trong cả nước.

 

Dự hội nghị tại điểm cầu tỉnh Thanh Hóa có các đồng chí: Đỗ Minh Tuấn - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; Mai Xuân Liêm - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh cùng đại diện lãnh đạo các sở, ngành, đơn vị chức năng.

Toàn cảnh hội nghị tại điểm cầu trung tâm (Nguồn ảnh: baochinhphu.vn)

Sau hơn 1 năm, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Đầu tư xây dựng ít nhất 1 triệu căn hộ nhà ở xã hội cho đối tượng thu nhập thấp, công nhân khu công nghiệp giai đoạn 2021 – 2030”, Ngân hàng Nhà nước đã đề xuất, triển khai gói tín dụng ưu đãi 120.000 tỷ đồng cho vay hỗ trợ phát triển nhà ở xã hội.

Với sự quan tâm, chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và sự vào cuộc của các Bộ, ngành, địa phương, việc phát triển nhà ở xã hội trong thời gian vừa qua đã đạt được kết quả quan trọng. Nhiều địa phương đã tích cực trong việc thu hút đầu tư, thúc đẩy khởi công xây dựng nhà ở xã hội.

Theo báo cáo của Bộ Xây dựng; Chính phủ đã ban hành nhiều cơ chế chính sách phát triển nhà ở xã hội. Kết quả, từ năm 2021 đến nay, cả nước đã quy hoạch 1.316 khu đất với quy mô 8.611 ha làm nhà ở xã hội, như vậy so với báo cáo năm 2020 (3.359ha) thì diện tích đất phát triển nhà ở xã hội đã tăng thêm 5.252 ha.

Toàn cảnh hội nghị tại điểm cầu Thanh Hóa.

Từ năm 2021 đến hết năm 2023, cả nước có 499 dự án nhà ở xã hội đã được triển khai với quy mô 411.250 căn, trong đó số lượng dự án hoàn thành là 72 với quy mô 38.128 căn; số lượng dự án đã khởi công xây dựng là 129 với quy mô 114.934 căn; số lượng dự án đã được chấp thuận chủ trương đầu tư là 298 với quy mô 258.188 căn.

Thời gian qua, nhiều địa phương đã tích cực thu hút đầu tư, thúc đẩy khởi công xây dựng nhà ở xã hội, nhưng một số địa phương trọng điểm mặc dù có nhu cầu về nhà ở xã hội rất lớn, nhưng việc đầu tư nhà ở xã hội còn hạn chế so với mục tiêu của đề án đến năm 2025. Việc phát triển nhà ở xã hội vẫn còn gặp một số khó khăn vướng mắc về quy định pháp lý; nhiều địa phương chưa quan tâm phát triển nhà ở xã hội, nhà ở cho công nhân, người lao động khu công nghiệp; chưa xác định rõ quỹ đất cho phát triển nhà ở xã hội trong quy hoạch đô thị, khu công nghiệp; ngoài quỹ đất 20% nhà ở xã hội trong các dự án nhà ở thương mại, hầu hết các địa phương chưa quan tâm đến việc quy hoạch bố trí quỹ đất làm dự án nhà ở xã hội độc lập.

Các đại biểu tham dự hội nghị tại điểm cầu Thanh Hóa.

Tại hội nghị, đại diện các bộ, ngành, địa phương, doanh nghiệp đã tập trung thảo luận về các vướng mắc liên quan đến cơ chế, chính sách, thủ tục đầu tư, thủ tục về đất đai, công tác quy hoạch, giải phóng mặt bằng... ảnh hưởng đến tiến độ triển khai các dự án đầu tư xây dựng nhà ở xã hội thời gian qua. Đồng thời, đề xuất, kiến nghị các giải pháp thúc đẩy phát triển nhà ở xã hội theo Đề án “Đầu tư xây dựng ít nhất 1 triệu căn hộ nhà ở xã hội cho đối tượng thu nhập thấp, công nhân khu công nghiệp giai đoạn 2021-2030”.

Kết luận hội nghị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhấn mạnh: nhà ở xã hội là nhà ở bình thường như loại nhà ở khác, phải bảo đảm chất lượng, an toàn, vệ sinh môi trường, bảo đảm hạ tầng về y tế, giáo dục, xã hội và các dịch vụ khác, bảo đảm điện nước, nhưng điểm khác là có cơ chế, chính sách phù hợp cho người mua và người bán… Mỗi dự án khi triển thực hiện phải đảm bảo chất lượng, an toàn, đầy đủ các dịch vụ đáp ứng yêu cầu người dân.

Các đại biểu tham dự hội nghị tại điểm cầu Thanh Hóa.

Để các dự án nhà ở xã hội được được triển khai hiệu quả hơn trong thời gian tới, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các Bộ, ngành cần nghiên cứu tham mưu các chính sách phù hợp hơn, quy trình tiếp nhận hồ sơ cần được tinh gọn, rút ngắn, tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư. Các Bộ, ngành cần nghiên cứu ban hành chính sách ưu đãi về lãi suất cho người dân có nhu cầu về nhà ở xã hội.

Đối với các địa phương, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu ban hành nghị quyết về việc thực hiện nhà ở xã hội; thực hiện nghiêm các cơ chế, chính sách, quy định của pháp luật, vận dụng sáng tạo, linh hoạt, kịp thời trong điều kiện địa phương, dám chịu trách nhiệm, dám nghĩ, dám làm không đùn đẩy, né tránh.

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính phát biểu kết luận hội nghị. (Nguồn ảnh: baochinhphu.vn)

Đồng thời, khẩn trương lập, sửa đổi, bổ sung chương trình, kế hoạch phát triển nhà ở của địa phương, trong đó làm rõ các mục tiêu về nhà ở xã hội dành cho người thu nhập thấp, công nhân khu công nghiệp; rà soát, bổ sung quy hoạch đô thị, quy hoạch khu công nghiệp, bảo đảm dành đủ quỹ đất cho phát triển nhà ở xã hội.

Đối với các dự án đã khởi công, xây dựng, đề nghị các địa phương thường xuyên đôn đốc hoàn thành dự án đúng tiến độ, kế hoạch đề ra. Đối với các dự án đã chấp thuận chủ trương đầu tư, phải khẩn trương triển khai các thủ tục lựa chọn nhà đầu tư, giao đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; lập, thẩm định thiết kế cơ sở, thiết kế mỹ thuật, cấp phép xây dựng... để khởi công, xây dựng.

công khai TTHC